Tin tức Văn bản pháp luật về thẩm định giá

GÓP Ý DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 89/2013/NĐ-CP

    Về việc  tham gia ý kiến vào Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá (Gọi tắt là Dự thảo). Xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá, sau khi nghiên cứu dự thảo và thảo luận trong nội bộ, Công ty TNHH Thẩm định giá Bắc Việt xin đóng góp một số ý kiến như sau:

I. Tham gia góp ý nội dung Dự thảo: 

1. Khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định: Bổ sung khoản 3 vào khoản 2 Điều 8 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định về thu hồi thẻ thẩm định viên về giá nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề của các thẩm định viên trong thực tế, cụ thể:

“3. Thẻ thẩm định viên về giá bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Gian lận để được cấp Thẻ thẩm định viên về giá;

b) Người đã được cấp Thẻ thẩm định viên về giá bị kết án về tội liên quan đến hành nghề thẩm định giá và bản án đã có hiệu lực pháp lý;

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước có thời hạn Thẻ thẩm định viên về giá từ 02 lần trở lên”

Góp ý: Đồng ý nhưng bổ sung thêm về việc xác định thu hồi là thu hồi vĩnh viễn hay có thời hạn hoặc được thi lại/ cấp lại như thế nào,…?

2. Khoản 2 Điều 1 dự thảo Nghị định: Bổ sung Điều 8a vào Điều 8 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện của người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá, cụ thể:

- Là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp theo quy định tại điểm c Khoản 1 hoặc điểm c Khoản 2 hoặc điểm c Khoản 3 hoặc điểm c Khoản 4 hoặc điểm c Khoản 5 Điều 39 Luật giá ;

- Đồng thời có ít nhất 3 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề và ký ít nhất 30 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá.

Góp ý:

- Ủng hộ việc tăng cường chất lượng hoạt động thẩm định giá, tuy nhiên việc quy định giám đốc thẩm định giá quy định như vậy áp dụng với cả các doanh nghiệp đã hoạt động là quá khắt khe, không thiết thực vì Chứng thư bao gồm chữ ký Thẩm định viên là đồng thời chịu trách nhiệm về chuyên môn, Giám đốc là đại diện cho pháp nhân. Có nhiều trường hợp Doanh nghiệp thành lập khá lâu, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu hoàn toàn có thể sử dụng Giám đốc/ người Đại diện tuổi đời trẻ nhưng có năng lực cao, có kinh nghiệm về Thẩm định giá, kiểm toán, tín dụng,….trong các tổ chức khác; mà không nhất thiết phải là thẩm định viên đăng ký hành nghề lâu năm.

=> Do đó Quy định này chỉ nên hướng đến quản lý chất lượng với các doanh nghiệp thành lập mới thời điểm sau hiệu lực Nghị định sẽ hợp lý hơn, không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp đã thành lập từ lâu, đã và đang nhu cầu thay đổi hoặc bổ sung người đại diện do yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp và/ hoặc trường hợp giám đốc chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp; Nghị định tác động lên toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, vô hình chung gây tác động đến việc buộc các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, mặc dù có những doanh nghiệp đã thành lập và hoạt động từ rất lâu trên thị trường thẩm định giá.

- Bên cạnh đó, việc quản lý nhà nước tránh tình trạng hạ giá nhưng giảm chất lượng dịch vụ, cạnh tranh không lành mạnh cần thực hiện đánh giá, hoặc ban hành khung giá dịch vụ áp dụng chuẩn,…. chứ không nên áp đặt các điều kiện giảm cạnh tranh, tạo ra sự độc quyền.

3. Khoản 3 Điều 1 dự thảo Nghị định: 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 10 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP về trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá như sau:

“7. Doanh nghiệp thẩm định giá đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động thẩm định giá hoặc không bảo đảm một trong các điều kiện tương ứng loại hình doanh nghiệp quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 39 của Luật Giá”. 

Góp ý: Không sai, nhưng không cần thiết vì trong Luật giá cũng quy định rõ, và trong Điều 19 của Nghị định 89 hiện hành cũng đã ghi rõ.

4. Khoản 5 Điều 1 dự thảo Nghị định: Sửa đổi, bổ sung điểm d và e Khoản 1 Điều 14; bổ sung điểm h vào Khoản 1 Điều 14; sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP

 Góp ý:

- Theo Khoản 1, Khoản 9, Điều 9 Luật Việc làm quy định như sau: [Những hành vi bị nghiêm cấm] quy định như sau: “1. Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp ; 6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động”

- Theo Khoản 1, Điều 10, Luật Lao động quy định về [Quyền làm việc của người lao động] như sau:“1. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm”

- Theo khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành như sau:

 “Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”

=> Như vậy, luật pháp không cấm người lao động làm việc 2 nơi thì không nên đặt ra quy định này. Người lao động có đủ điều kiện vẫn có thể tham gia hoạt động Thẩm định giá trong khoảng thời gian nhàn rỗi do công việc có thu nhập chính có tính thời vụ hoặc bán thời gian … .

Theo ý hiểu của doanh nghiệp, việc sửa đổi điểm này nhằm thắt chặt việc cho thuê, mượn thẻ; doanh nghiệp hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, việc cho thuê, cho mượn có thể được quản lý qua công tác kiểm tra số lượng chứng thư ký trong năm sẽ biết chắc chắn Thẩm định viên về giá có hành nghề hay không, không nhất thiết phải đặt ra quy định này.

6. Bổ sung danh sách có xác nhận của doanh nghiệp về vốn góp của các thành viên góp vốn, cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần (Điểm h Khoản 1 Điều 14).  

Góp ý: Đây là quy định của Luật doanh nghiệp, việc kiểm tra có đóng đủ vốn hay không thuộc phạm vi quản lý của Sở kế hoạch đầu tư nơi cấp đăng ký kinh doanh, không nên đặt ra nội dung này dẫn đến trùng lặp quản lý và không thực sự cần thiết cho việc nâng cao chất lượng thẩm định giá tại Doanh nghiệp.

7. Về bổ sung Phiếu lý lịch tư pháp của các thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp

Góp ý:

 Chưa thực sự rõ ràng về việc bao nhiêu năm mới phải cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp 1 lần? Có phải cung cấp hàng năm không? Và ngay khi bị kết án thì ai sẽ cung cấp phiếu lý lịch tư pháp, nếu không cung cấp được trong thời gian thụ án thì trách nhiệm thuộc về cá nhân hay tổ chức thẩm định giá?

=> Từ đó cho thấy việc cung cấp lý lịch tư pháp chỉ nên quản lý trước khi cấp thẻ thẩm định viên về giá lần đầu, thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn là thẩm định viên về giá khi đăng ký kinh doanh hoặc có thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc có thể thì không nên thêm thủ tục hành chính cho thẩm định viên vừa mất thời gian, vừa chưa chắc đảm bảo tính cập nhật, thời sự.

8. Khoản 8 Điều 1 dự thảo: Bổ sung khoản 3 vào sau Khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP như sau :

“3. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản hoặc cơ quan chủ trì thành lập Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm gửi 01 bản sao Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc Kết luận thẩm định giá tài sản về Bộ Tài chính để phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, góp phần cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá.”

 Góp ý: Bổ sung để chi tiết hơn: “Gửi bản hồ sơ thẩm định giá (scan) và bản kê doanh mục chi tiết kết quả thẩm định giá tài sản về địa chỉ email của Bộ Tài chính để phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, góp phần cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá”

 

II. Góp ý thêm điểm bổ sung ngoài Dự thảo:

     Về nội dung Điểm b, Khoản 1, Điều 19. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

b) Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá, bao gồm: - Không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.”

 Câu “Không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam” là quy định chưa rõ ràng, quá rộng để quy chụp trách nhiệm nhưng lại thuộc lỗi nghiêm trọng có thể bị đình chỉ kinh doanh.

Góp ý: Cần quy định cụ thể hơn hoặc bỏ nội dung này.

      Trên đây là nội dung Công ty TNHH Thẩm định Bắc Việt góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá do Bộ Tài Chính soạn thảo.

       Kính mong Quý cơ quan tiếp nhận, xem xét và xử lý.

       Trân trọng cảm ơn!

    Về việc  tham gia ý kiến vào Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá (Gọi tắt là Dự thảo). Xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá, sau khi nghiên cứu dự thảo và thảo luận trong nội bộ, Công ty TNHH Thẩm định giá Bắc Việt xin đóng góp một số ý kiến như sau:

I. Tham gia góp ý nội dung Dự thảo: 

1. Khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định: Bổ sung khoản 3 vào khoản 2 Điều 8 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định về thu hồi thẻ thẩm định viên về giá nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề của các thẩm định viên trong thực tế, cụ thể:

“3. Thẻ thẩm định viên về giá bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Gian lận để được cấp Thẻ thẩm định viên về giá;

b) Người đã được cấp Thẻ thẩm định viên về giá bị kết án về tội liên quan đến hành nghề thẩm định giá và bản án đã có hiệu lực pháp lý;

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước có thời hạn Thẻ thẩm định viên về giá từ 02 lần trở lên”

Góp ý: Đồng ý nhưng bổ sung thêm về việc xác định thu hồi là thu hồi vĩnh viễn hay có thời hạn hoặc được thi lại/ cấp lại như thế nào,…?

2. Khoản 2 Điều 1 dự thảo Nghị định: Bổ sung Điều 8a vào Điều 8 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện của người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá, cụ thể:

- Là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp theo quy định tại điểm c Khoản 1 hoặc điểm c Khoản 2 hoặc điểm c Khoản 3 hoặc điểm c Khoản 4 hoặc điểm c Khoản 5 Điều 39 Luật giá ;

- Đồng thời có ít nhất 3 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề và ký ít nhất 30 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá.

Góp ý:

- Ủng hộ việc tăng cường chất lượng hoạt động thẩm định giá, tuy nhiên việc quy định giám đốc thẩm định giá quy định như vậy áp dụng với cả các doanh nghiệp đã hoạt động là quá khắt khe, không thiết thực vì Chứng thư bao gồm chữ ký Thẩm định viên là đồng thời chịu trách nhiệm về chuyên môn, Giám đốc là đại diện cho pháp nhân. Có nhiều trường hợp Doanh nghiệp thành lập khá lâu, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu hoàn toàn có thể sử dụng Giám đốc/ người Đại diện tuổi đời trẻ nhưng có năng lực cao, có kinh nghiệm về Thẩm định giá, kiểm toán, tín dụng,….trong các tổ chức khác; mà không nhất thiết phải là thẩm định viên đăng ký hành nghề lâu năm.

=> Do đó Quy định này chỉ nên hướng đến quản lý chất lượng với các doanh nghiệp thành lập mới thời điểm sau hiệu lực Nghị định sẽ hợp lý hơn, không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp đã thành lập từ lâu, đã và đang nhu cầu thay đổi hoặc bổ sung người đại diện do yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp và/ hoặc trường hợp giám đốc chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp; Nghị định tác động lên toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, vô hình chung gây tác động đến việc buộc các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, mặc dù có những doanh nghiệp đã thành lập và hoạt động từ rất lâu trên thị trường thẩm định giá.

- Bên cạnh đó, việc quản lý nhà nước tránh tình trạng hạ giá nhưng giảm chất lượng dịch vụ, cạnh tranh không lành mạnh cần thực hiện đánh giá, hoặc ban hành khung giá dịch vụ áp dụng chuẩn,…. chứ không nên áp đặt các điều kiện giảm cạnh tranh, tạo ra sự độc quyền.

3. Khoản 3 Điều 1 dự thảo Nghị định: 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 10 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP về trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá như sau:

“7. Doanh nghiệp thẩm định giá đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động thẩm định giá hoặc không bảo đảm một trong các điều kiện tương ứng loại hình doanh nghiệp quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 39 của Luật Giá”. 

Góp ý: Không sai, nhưng không cần thiết vì trong Luật giá cũng quy định rõ, và trong Điều 19 của Nghị định 89 hiện hành cũng đã ghi rõ.

4. Khoản 5 Điều 1 dự thảo Nghị định: Sửa đổi, bổ sung điểm d và e Khoản 1 Điều 14; bổ sung điểm h vào Khoản 1 Điều 14; sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP

 Góp ý:

- Theo Khoản 1, Khoản 9, Điều 9 Luật Việc làm quy định như sau: [Những hành vi bị nghiêm cấm] quy định như sau: “1. Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp ; 6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động”

- Theo Khoản 1, Điều 10, Luật Lao động quy định về [Quyền làm việc của người lao động] như sau:“1. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm”

- Theo khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành như sau:

 “Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”

=> Như vậy, luật pháp không cấm người lao động làm việc 2 nơi thì không nên đặt ra quy định này. Người lao động có đủ điều kiện vẫn có thể tham gia hoạt động Thẩm định giá trong khoảng thời gian nhàn rỗi do công việc có thu nhập chính có tính thời vụ hoặc bán thời gian … .

Theo ý hiểu của doanh nghiệp, việc sửa đổi điểm này nhằm thắt chặt việc cho thuê, mượn thẻ; doanh nghiệp hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, việc cho thuê, cho mượn có thể được quản lý qua công tác kiểm tra số lượng chứng thư ký trong năm sẽ biết chắc chắn Thẩm định viên về giá có hành nghề hay không, không nhất thiết phải đặt ra quy định này.

6. Bổ sung danh sách có xác nhận của doanh nghiệp về vốn góp của các thành viên góp vốn, cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần (Điểm h Khoản 1 Điều 14).  

Góp ý: Đây là quy định của Luật doanh nghiệp, việc kiểm tra có đóng đủ vốn hay không thuộc phạm vi quản lý của Sở kế hoạch đầu tư nơi cấp đăng ký kinh doanh, không nên đặt ra nội dung này dẫn đến trùng lặp quản lý và không thực sự cần thiết cho việc nâng cao chất lượng thẩm định giá tại Doanh nghiệp.

7. Về bổ sung Phiếu lý lịch tư pháp của các thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp

Góp ý:

 Chưa thực sự rõ ràng về việc bao nhiêu năm mới phải cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp 1 lần? Có phải cung cấp hàng năm không? Và ngay khi bị kết án thì ai sẽ cung cấp phiếu lý lịch tư pháp, nếu không cung cấp được trong thời gian thụ án thì trách nhiệm thuộc về cá nhân hay tổ chức thẩm định giá?

=> Từ đó cho thấy việc cung cấp lý lịch tư pháp chỉ nên quản lý trước khi cấp thẻ thẩm định viên về giá lần đầu, thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn là thẩm định viên về giá khi đăng ký kinh doanh hoặc có thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc có thể thì không nên thêm thủ tục hành chính cho thẩm định viên vừa mất thời gian, vừa chưa chắc đảm bảo tính cập nhật, thời sự.

8. Khoản 8 Điều 1 dự thảo: Bổ sung khoản 3 vào sau Khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP như sau :

“3. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản hoặc cơ quan chủ trì thành lập Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm gửi 01 bản sao Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc Kết luận thẩm định giá tài sản về Bộ Tài chính để phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, góp phần cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá.”

 Góp ý: Bổ sung để chi tiết hơn: “Gửi bản hồ sơ thẩm định giá (scan) và bản kê doanh mục chi tiết kết quả thẩm định giá tài sản về địa chỉ email của Bộ Tài chính để phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, góp phần cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá”

II. Góp ý thêm điểm bổ sung ngoài Dự thảo:

     Về nội dung Điểm b, Khoản 1, Điều 19. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

b) Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá, bao gồm: - Không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.”

 Câu “Không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam” là quy định chưa rõ ràng, quá rộng để quy chụp trách nhiệm nhưng lại thuộc lỗi nghiêm trọng có thể bị đình chỉ kinh doanh.

Góp ý: Cần quy định cụ thể hơn hoặc bỏ nội dung này.

      Trên đây là nội dung Công ty TNHH Thẩm định Bắc Việt góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá do Bộ Tài Chính soạn thảo.

       Kính mong Quý cơ quan tiếp nhận, xem xét và xử lý.

       Trân trọng cảm ơn!